ĐÀO TẠO KHÓA CHÂM CỨU CƠ BẢN TẠI HẢI PHÒNG
HOTLINE: 0943 317 188 (MS GIANG)
Châm cứu là gì?
Châm có nghĩa là dùng vật nhọn (như kim, que nhọn…) đâm vào hoặc kích thích vào huyệt. Còn cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt.
Nội dung chính
1 Các kiến thức cơ bản về châm cứu
1.1 Châm cứu là gì?
1.2 Kim châm cứu là gì?
1.3 Huyệt vị là gì?
2 Học châm cứu chúng ta cần học cách châm cứu
2.1 Học cách luyện sức ngón tay
2.2 Học cách luyện vê kim
2.3 Về góc độ châm kim
3 Ưu điểm của ngành châm cứu trong nền y học cổ truyền
CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHÂM CỨU:
Châm cứu là gì?
Châm cứu là thủ thuật dùng kim chỉ vào một điểm cụ thể trên cơ thể. Nhằm làm giảm đau hoặc dùng cho các mục đích điều trị khác. Châm cứu gồm châm và cứu. Châm có nghĩa là kim châm kích thích vào huyệt; còn cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt đạo trên cơ thể.
Kim châm cứu là công cụ nhằm giúp người châm cứu thực hiện các thao tác hỗ trợ điều trị. Muốn học được châm cứu trước tiên chúng ta cần phải biết nhận dạng kim châm. Và biết công dụng của các loại châm là gì. Và được dùng trong những trường hợp nào và chữa bệnh gì.
Kim châm có rất nhiều loại nhưng người ta thường sử dụng 3 loại chính: hoà kim, kim ba cạnh và kim châm da.
Huyệt vị là những điểm đặc biệt trên cơ thể con người. Nó có liên quan mật thiết với các bộ phận cơ quan khác trong con người. Người châm cứu sẽ thực hiện các động tác kích thích vào những huyệt này. Người châm cứu có thể sử dụng lực mạnh hay nhẹ, châm kim nông hoặc sâu để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất.
Học châm cứu chúng ta cần học cách châm cứu
Một quá trình rất quan trọng trong việc học châm cứu đó là luyện cách châm. Khi mới tập cầm kim châm, đầu tiên chúng ta cần luyện tập sức ngón tay và luyện động tác vê kim, sau đó mới châm trên người bệnh.
Học cách luyện sức ngón tay
Luyện sức ngón tay là dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa để cầm kim. Sau đó ta tập châm lên gói giấy. Lúc đầu ta tập từ kim 1 thốn, hai thốn hoặc tiến dần lên. Đến khi ta cảm thấy không cần dùng sức mà vẫn vê kim được. Lúc đó coi như bạn đã biết về châm và vê kim.
Học cách luyện vê kim
Luyện vê kim là dùng kim châm vào một quả bóng hình cầu. Sau đó vê kim lên xuống. Cứ tập như vậy cho đến khi cảm thấy vê kim tự nhiên là được.
Chúng ta nên kiểm tra kim châm trước khi tiến hành châm cứu. Kiểm tra xem kim châm có bị gỉ hay cong không? Nếu mũi kim bị như vậy thì chúng ta loại bỏ ra. Chọn những loại kim tốt để châm. Vì như vậy sẽ giảm bớt khó khăn khi rút kim và đề phòng sự cố gãy kim. Sau đó bạn đem kim thả vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút là được. Tiếp theo, bạn cần xem những huyệt nào cần được châm và châm ở tư thế, vị trí nào. Đối tượng châm là ai?…
Về góc độ châm kim
Do sự khác nhau về vị trí các huyệt và yêu cầu của bệnh nhân nên sẽ có các góc độ châm kim khác nhau. Góc độ châm kim được chia làm 3 loại: châm đứng kim, châm dưới da và châm kim nghiêng. Trong đó châm kim đứng được sử dụng phổ biến nhất.
-Châm nghiêng: là thân kim để nghiêng nửa góc vuông rồi tiến hành đâm vào. Cách châm này phù hợp với những tầng cơ nông và mỏng. Hoặc ở một số vị trí như đầu, xung quanh ổ mắt hay ngực.
– Châm ngang là châm dưới da.:Thân kim sẽ được đặt ngang với da để châm. Cách châm này thường sử dụng châm các huyệt vị trên mặt.
- Đối tượng đăng ký: Bác sĩ, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên
- Số lượng học viên: Lớp học nhận học viên liên tục, khai giảng khi đủ số lượng ≥ 10 học viên.
Hồ sơ đăng ký:
- Phiếu đăng ký (Theo mẫu của Trường).
- Bản sao Bằng tốt nghiệp (có công chứng).
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan công tác không quá 06 tháng).
- 04 tấm ảnh 3x4 (ảnh chụp không quá 06 tháng)
Thời gian học: 2,5 tháng
TƯ VẤN VÀ TIẾP NHẬN HỌC VIÊN: 0943 317 188 ( MS GIANG)
Địa chỉ: Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp, số 156/109 Trường Chinh, Đồng Hòa, Kiến An, Hải Phòng